Chiều 16/8, tại cuộc họp của Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho ý kiến về việc rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, có 7 nội dung cần sửa đổi thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính…
Cùng tham gia dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Trầ Hồng Hà, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó thủ tướng Lê Thành Phong, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã thảo luận và cho ý kiến về báo cáo đề xuất xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Luật quản lý, sử dụng tài sản công, luật dự trữ quốc gia, luật kế toán, luật kiểm toán độc lập, luật chứng khoán, luật quản lý thuế.
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc đề xuất sửa đổi các luật trên có đủ cơ sở pháp lý và thực tiễn. Qua đó triển khai các nghị quyết của Đảng, kết luận của Bộ chính trị, các chỉ đạo của lãnh đạo chủ chốt, các nghị quyết của Quốc hội và của chính phủ.
Thủ tướng cho rằng đây là việc có ý nghĩa quuan trọng, góp phần triển khai 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về xây dựng cũng như hoàn thiện thể chế. Từ đó, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, khắc phục tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh đó, việc sửa đổi các luật trên cũng sẽ đáp ứng mong muốn của người dân và doanh nghiệp về giảm bớt thủ tục hành chính, chống phiền hà, sách nhiễu, giảm chi phí tuân thủ. Thủ tướng khẳng định quyết tâm tháo gỡ các vướng mắc tại các văn bả, yêu cầu Bộ Tài chính ưu tiên dành thời gian, nguồn lực cũng như phân công lãnh đạo Bộ phụ trách và bố trí các cán bộ có đủ năng lực, tâm huyết và trách nhiệm cho công cuộc này.
Về phạm vi sử đổi, bổ sung, Thủ tướng đồng ý đề xuất của Bộ Tài chính về việc xây dựng một luật để sửa đổi, bổ sung 7 luật trong lĩnh vực tài chính và yêu cầu tiếp tục rà soát để xử lý các vướng mắc mang tính cấp bách, góp phần tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, Thủ tướng nhấn mạnh thêm một số quan điểm chỉ đạo:
(i) Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năg lực thực thi, làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan, từng cấp và có công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra.
(ii) Cắt giảm thủ tục hành chính rườm rà, không tạo môi trường cho tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, xóa bỏ cơ chế xin cho, giảm phiền hà, sách nhiễu.
(iii) Cán bộ, ngành trung ươngn tập trung thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước, không làm công việc cụ thể.
Cùng với đó, quản lý ngân sách nhà nước theo hướng tăng cơ sở thu, chống lãng phí chi, linh hoạt sử dụng các nguồn vốn trung ương và địa phương, ngânn sách tăng thu, tiết kiệm chi tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm.
Đồng thời, tháo gỡ các vướng mắc tronng quản lý tài sản công để vừa quản lý được, vừa phất huy được nguồn lực; dự trữ quốc gia phải linh hoạt để xử lý kịp thời trong các tình huống cấp bách; quy định về kế toán phải tạo hành lang pháp lý rõ ràng để thực hiện; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý thuế…
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng dự án luật, đặc biệt là nội dung các chính sách; phối họp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp, đối tượng tác động, các chuyên gia, nhà khoa học.
Trêb cơ sở đó, Bô tài chính trình Chính phủ xem xét, báo cáo cấp có thẩm quyền với các vấn đề vượt thẩm quyền và trình Quốc hội xem xét, thông qua trong thời gian tới, bảo đảm tiến độ, chất lượng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tuấn Khang